Top 8 Dược Liệu Núi Rừng Với Công Dụng Tuyệt Vời Cho Sức Khỏe

Dược Liệu Rừng PYLOHERB – đơn vị cung cấp các loại dược liệu núi rừng quý từ Măng Đen, Ngọc Linh, có công dụng an toàn và hiệu quả.

Các loại dược liệu núi rừng Tây Bắc là những cây thuốc quý hiếm, đặc biệt là các vị thuốc mọc ở Măng Đen, Ngọc Linh. Theo Đông y, các loại cây tự nhiên có thành phần dược tính sẽ mang lại tác dụng tốt cho sức khỏe, hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh mà khoa học hiện đại còn nan giải. Trong đó, có 8 loại sơn dược vùng Tây Bắc được săn đón nhiều nhất. Hãy tìm hiểu chúng qua bài viết dưới đây. 

1. Tam thất

Củ tam thất
Củ tam thất

Tam thất được đánh giá là quý tương tự Nhân sâm. Loại dược liệu này được tìm thấy ở một số vùng như Cao Bằng, Lào Cai, Hà Giang,… Củ (rễ cây tam thất) là bộ phận chứa nhiều dược chất nhất dùng để làm thuốc. Người ta đào lấy củ của tam thất từ 5 năm tuổi, rửa sạch và phơi khô. Tam thất có tác dụng lưu thông khí huyết, cầm máu và giảm đau, dùng cho người hay mệt mỏi, muốn tăng cường sức khỏe. Ngoài ra, nó còn có thể chữa bệnh thiếu máu, phục hồi sức khoẻ bệnh nhân hậu phẫu, phụ nữ sau sinh và đẩy lùi một số bệnh lý ung thư, dạ dày,…

2. Nụ hoa tam thất

 Nụ hoa tam thất
Nụ hoa tam thất

Ngoài củ tam thất nói trên, nụ hoa tam thất cũng là dược liệu núi rừng mang lại tác dụng thần kỳ. Đặc biệt là nụ bao tử, dùng pha trà có thể chữa mất ngủ. Trong nụ tam thất có chứa chất nhân sâm Rb1, Rb2, vị ngọt tính mát. Sử dụng nó giúp giải nhiệt, hạ huyết áp, an thần, chữa chứng hoa mắt, chóng mặt, rối loạn tiền đình,… Người bệnh có thể pha 2 – 4g nụ hoa với nước sôi, dùng kết hợp trà cúc hoa càng tốt hơn.

3. Chuối hột rừng

Chuối hột rừng khô
Chuối hột rừng khô – dược liệu núi rừng

Theo dân gian, đây là loại cây dễ sống, dễ trồng. Trong đó, quả chuối là bộ phận được sử dụng nhiều nhất, có thể được sấy khô để bảo quản lâu dài. Chuối hột rừng đem lại nhiều công dụng như: bổ thận, lợi tiểu, chữa đau dạ dày, các bệnh xương khớp, nhức mỏi, bệnh gút, hỗ trợ đẩy lùi sỏi thận, sỏi bàng quang,… Chuối hột có thể dùng sắc nước uống, ngâm rượu hoặc ngâm chung với các loại dược liệu khác, sử dụng kiên trì sẽ cho hiệu quả rõ rệt. 

4. Dược liệu núi rừng: Táo mèo

Táo mèo
Táo mèo rừng

Táo mèo hay còn được biết đến là sơn trà, là vị thuốc để chữa bệnh. Nó có vị chua ngọt, tính hơi ấm. Theo nghiên cứu, đây là loại dược liệu núi rừng tốt cho tim mạch, huyết áp. Sử dụng táo mèo có thể ngăn ngừa các nguy cơ bệnh tim, đường ruột, bảo vệ gan, hạ mỡ máu,… Táo mèo thường được ngâm rượu, còn có tác dụng làm đẹp cho chị em phụ nữ, giúp giảm cân, trị mụn. Đây cũng là loại rượu mà các đấng mày râu ưa chuộng.

5. Ba kích

Rễ cây ba kích
Rễ cây ba kích

Ba kích cũng là dược liệu của rừng rất quý, dạng thân thảo và leo, sống lâu năm. Theo y học cổ truyền, rễ cây ba kích có tác dụng bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực và sự dẻo dai. Ngoài ra, nó còn được biết đến với công dụng chống viêm, hạ huyết áp, giảm mệt mỏi, đau khớp,… Ở Việt Nam có 2 loại ba kích: ba kích trắng và ba kích tím. Trong đó, loại tím mang lại công dụng tốt hơn. Ba kích cũng được dùng để ngâm rượu, kết hợp thêm các vị thuốc khác để tăng cường sức khỏe.

6. Chè vằng

Cây chè vằng
Cây chè vằng

Đây là dược liệu núi rừng Tây Bắc có độ phổ biến nhiều nhất. Nó được dân gian sử dụng như một vị thuốc với cái tên “cây gọi sữa về”. Chè vằng sẻ là loại tốt nhất trong 3 loại: vằng sẻ, vằng trâu và vằng núi. Lá của nó mỏng, nhỏ, khi phơi khô vẫn còn màu xanh nhạt, đun với nước rất thơm. Nước chè vằng giúp lợi sữa, giảm cân hiệu quả. Nó còn giúp trị mất ngủ, ăn không ngon miệng, chữa đau bụng kinh, chậm kinh ở nữ giới. Ngoài ra, chè vằng cũng rất tốt cho người bệnh huyết áp, mỡ máu, mỡ gan,…

7. Dược liệu núi rừng: chè đắng

Chè đắng - dược liệu núi rừng
Chè đắng – dược liệu núi rừng

Trà đắng, khổ định trà, chè đinh, chè vua là những tên gọi khác nhau của chè đắng. Theo Đông y, nó có vị đắng, ngọt hơi chua, tính hàn. Đây là thảo dược có khả năng phòng ngừa ung thư, hỗ trợ đẩy lùi các bệnh lý ung thư vú, phổi, tiến tiền liệt,… Hơn nữa, chè đắng còn có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp, mát gan, giải độc gan, tiểu đường, sỏi thận,… Bên cạnh đó, người dùng có thể giảm cân hiệu quả nhờ chè đắng. Tuy nhiên, sử dụng chè đắng phải lưu ý liều lượng, không lạm dụng để tránh các tác dụng phụ như vàng da, mất ngủ, giảm vị giác,…

8. Dây thìa canh

Dây thìa canh
Dây thìa canh

Kể tên các loại dược liệu núi rừng không thể không kể đến dây thìa canh. Đây là cây thuốc quý trong hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường. Cho đến nay, dây thìa canh được xem là loại thảo dược trị tiểu đường tốt nhất và toàn diện nhất. Dây thìa canh được sử dụng cho các đối tượng như: người mắc bệnh tiểu đường, người tiền tiểu đường, người có dấu hiệu tăng đường huyết, bệnh nhân cao huyết áp, người bị ngộ độc, thừa cân, béo phì,…

Nhìn chung, các loại dược liệu này có tác dụng y học tuyệt vời, đã được nghiên cứu và kiểm định. Nếu bạn muốn tìm mua các loại dược liệu núi rừng để điều trị bệnh, có thể liên hệ Dược Liệu Rừng PYLOHERBpyloherb.com hoặc đặt hàng nhanh qua HOTLINE 0903 75 36 45.

=> XEM THÊM: Măng Rừng Khô – Thực Phẩm Dược Liệu Quý Giá

Theo dõi PyLoHerb trên Facebook để cập nhật nhiều thông tin giá trị về các sản phẩm dược liệu rừng chăm sóc sức khỏe.

Nguồn: PyLoHerb.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *