Giảo Cổ Lam rừng có nhiều loại khác nhau, thường được đem phơi khô rồi làm trà uống thường xuyên để chữa trị bệnh huyết áp, tiểu đường, hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Giảo Cổ Lam rừng – Một cây thuốc quý ở nước ta được ví như Nhân Sâm với rất nhiều tác dụng cực tốt cho sức khỏe. Trong đó, đặc biệt nhất là công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, huyết áp cao. Bài viết hôm nay, mời bạn cùng tìm hiểu kỹ hơn về loại dược liệu kỳ diệu này nhé!
Sơ lược về cây Giảo Cổ Lam rừng
Giảo Cổ Lam là một loài thực vật thân thảo hay còn được biết với tên gọi phổ biến khác là Cỏ Thần Kỳ, Cỏ Trường Thọ hay Cây Trường Sinh, Cổ Yếm,… Tên trong nghiên cứu khoa học của Giảo Cổ Lam dược liệu là Gynostemma Pentaphyllum thuộc họ Bí. Đây là vị thuốc không mấy xa lạ với Y học cổ truyền cũng như trong dân gian ở Việt Nam khi có nhiều công dụng trong việc chữa trị những bệnh mãn tính.
Giảo Cổ Lam có thân mảnh, dài khoảng 30 – 60 cm, leo bằng các tua cuốn và thường xuất hiện ở hàng rào hoặc các loại cây lớn hơn nó. Lá Giảo Cổ Lam có màu xanh nhạt, hình dạng giống như chân vịt, 2 bên phiến lá có răng cưa, bề mặt nhẵn bóng, nổi lên nhiều gân.
Hoa Giảo Cổ Lam mọc thành cụm, nhiều bông trên cành, màu trắng xám, các cánh hoa tạo thành hình ngôi sao nhỏ. Quả có kích thước khá nhỏ, chỉ vào khoảng 4 – 10 mm màu xanh đậm, hình tròn.
Giảo Cổ Lam có thể được sử dụng tất cả các bộ phận trên toàn thân để làm thuốc rất hữu hiệu. Người ta có thể thu hoạch cây vào mùa Hè quanh năm, chủ yếu là đem phơi khô rồi bảo quản và sử dụng.
Giảo Cổ Lam thường mọc dại khắp nơi và rất thông dụng ở các nước Châu Á như Nhật Bản, Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ và Việt Nam. Tại nước ta, Giảo Cổ Lam có thể tìm thấy ở những vùng núi cao Tây Bắc, khí hậu ẩm ướt, nhiều mưa.
Phân loại Giảo Cổ Lam trong Y học cổ truyền
Dựa vào đặc điểm thực vật hay hình thái mà Y học cổ truyền phân Giảo Cổ Lam rừng thành 3 loại khác nhau:
- Loại Giảo Cổ Lam 3 lá: Loại này rất hiếm và có đặc điểm là có 3 lá với các sợi dây leo kích thước lớn. Giảo Cổ Lam 3 lá có thể thu hái đem về sao vàng để pha trà uống hằng ngày. Trà Giảo Cổ Lam có mùi thơm, vị ngon, ngọt hơn những loại khác.
- Loại Giảo Cổ Lam 5 lá: Loại này khá phổ biến và thông dụng, được sử dụng nhiều và rất được ưa chuộng. Bởi, loại 5 lá có mùi thơm nhẹ nhàng, dễ chịu nhất trong tất cả các loại. Giảo Cổ Lam 5 lá có vị đắng nhẹ nhưng hậu ngọt rất dễ uống.
- Giảo Cổ Lam 7 lá: Loại này tương tự như loại 3 lá, rất ít được sử dụng nhưng khi sắc uống sẽ có vị đắng hơi khó uống và không có vị ngọt.
Thành phần dược tính và công dụng của Giảo Cổ Lam
Trong Giảo Cổ Lam rừng có chứa nhiều hoạt chất có thành phần dược tính rất cao mang lại tác dụng chữa bệnh hiệu quả, cụ thể như sau:
- Giảo Cổ Lam hỗ trợ ổn định đường huyết, ngăn ngừa những biến chứng của bệnh tiểu đường. Trong Giảo Cổ Lam chữa tiểu đường người ta tìm thấy được hoạt chất Phanoside, một chất có khả năng ổn định đường huyết thông qua cơ chế kích thích tuyến tụy tiết Insulin, làm cho tế bào nhạy cảm hơn với Insulin và tăng khả năng sử dụng Glucose.
- Giảo Cổ Lam chữa cao huyết áp cực kỳ hiệu quả và ngăn ngừa được những biến chứng trong tim mạch nhờ hoạt chất Adenosine. Thành phần này có tác dụng giãn mạch máu, làm giảm những áp lực lên thành mạch của máu giúp hạ huyết áp. Đồng thời, nó còn có thể làm tăng sức mạnh cho tim, phối hợp nhịp nhàng sự co bóp của tim và mạch. Từ đó, Giảo Cổ Lam có thể hỗ trợ ngăn ngừa các vấn đề về suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
- Tác dụng phòng chống khối u, nguyên nhân chính gây nên bệnh ung thư ở người. Các hoạt chất của Saponin có trong Giảo Cổ Lam được xem như là thuốc kháng sinh giúp ức chế và loại bỏ các tế bào hình thành ung thư nhanh chóng.
- Ngoài ra, Giảo Cổ Lam còn có những công dụng hiệu quả trong việc giúp giảm cân, giảm béo và hạn chế những căng thẳng, mệt mỏi.
Cách dùng Giảo Cổ Lam đúng cách, hiệu quả
Giảo Cổ Lam rừng có vị đắng, hậu ngọt nhẹ, tính mát nên có thể được dùng với nhiều cách khác nhau tùy vào mục đích và nhu cầu sử dụng như:
- Giảo Cổ Lam pha trà: Dùng 20g Giảo Cổ Lam khô hãm với nước sôi pha thành 1 ấm trà ngon uống mỗi ngày để điều trị bệnh vô cùng đơn giản.
- Giảo Cổ Lam sắc nước uống: Cách làm tương tự pha trà, bạn dùng 100g lá khô đem đi sắc với 1,5 lít nước cho đến khi chỉ còn 500ml. Sau đó, bạn đem đi lọc bỏ bã và lấy nước uống trong ngày.
- Giảo Cổ Lam ngâm rượu: Chuẩn bị 1,5kg Giảo Cổ Lam khô ngâm cùng 4 lít rượu trắng 40 độ trong khoảng 2 tuần. Giảo Cổ Lam ngâm rượu có tác dụng có mùi thơm, vị ngọt thanh giúp chữa mất ngủ, đầy bụng, khó tiêu, hạ huyết áp, cải thiện sức khỏe vô cùng hiệu quả.
Giảo Cổ Lam rừng tuy có nhiều công dụng hữu hiệu nhưng bạn cần cẩn thận trong việc sử dụng cũng như chọn mua để tránh mua nhầm sản phẩm không chất lượng ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh. Khi có nhu cầu, bạn hãy liên hệ Dược Liệu Rừng PYLOHERB để được hỗ trợ mua hàng nhanh chóng và đảm bảo an toàn, chất lượng bạn nhé!
=> MUA NGAY: Giảo Cổ Lam Rừng
Nguồn: PyLoHerb.com