Cây Thổ Phục Linh Rừng còn được người dân truyền miệng với tên gọi khác là cây khúc khắc, sống lâu năm theo dạng mọc hoang nhiều ở vùng núi và trung du miền Trung nước ta. Người ta có thể thu hoạch dược liệu này quanh năm, tuy nhiên tốt nhất là vào thời tiết ẩm mùa thu đông. Trong bài viết dưới đây, Dược Liệu Rừng PyLoHerb sẽ giới thiệu một số thông tin cần biết về Thổ Phục Linh Rừng để mọi người có cái nhìn tổng quan hơn về loại thảo dược này nhé!
Thông tin chung về dược liệu Thổ Phục Linh Rừng
Thổ Phục Linh Rừng có tên khoa học là Smilax Glabra Roxb thuộc họ Kim Cang (Smilacaceae), còn được biết đến với một số tên gọi khác như Cây cầm cù, Cây kim cang, Hồng thổ linh,… đã sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông Y từ xưa đến nay.
Đặc điểm
Thổ Phục Linh Rừng thuộc cây dây leo, thân mềm và không có gai toàn thân. Lá của nó có hình trứng hoặc trái xoan màu xanh (mặt trên sáng bóng còn mặt dưới xanh nhạt hơn), phần đầu lá nhọn, cuống trái tim và mọc so le. Độ dài trung bình của mỗi chiếc lá sẽ khoảng 5-11 cm và rộng tầm 3-4cm.
Hoa của loại thảo dược này thường nở vào khoảng tháng 5 hàng năm bao gồm cả hoa cái và hoa đực có màu hồng, một số điểm thêm chấm đỏ; chúng mọc thành từng cụm ở kẽ lá và nối với thân bằng một cuống dài. Quả sẽ ra vào 2-3 tháng sau đó, nó thường có hình tròn nhỏ, kích thước mỗi quả khoảng 8-10mm và mọc thành chùm; khi còn non sẽ có màu xanh, bắt đầu chín dần sẽ chuyển sang tím – đỏ và đen (lúc quả chín hẳn).
Bộ phận dùng
Phần thân rễ (hay còn gọi là củ) của Thổ Phục Linh là bộ phận dùng để làm ra những vị thuốc Đông Y sử dụng vào mục đích điều trị bệnh. Chúng thường khá cứng, có hình trụ màu nâu dẹt và dài ngắn không đều nhau, xung quanh còn có những rễ con mọc ra trông mấu. Người ta thường lấy phần củ này đem đi rửa sạch đất cát và bỏ hết rễ con, cắt lát rồi mang phơi/sấy khô ngay sau khi thu hái hoặc có thể để 2-3 ngày để phần củ này mềm đi mới bắt đầu phơi. Khi cắt sẽ thấy có bụi bột bắn ra, nhúng vào trong nước thấy hơi trơn dính, nếm thử sẽ cho vị ngọt, không có mùi.
Thành phần hóa học
Trong Thổ Phục Linh Rừng có chứa hơn 56 loại hợp chất, trong đó có nhiều dẫn xuất Flavonoid gồm Astilbin, Neoisoastilbin, Neoastilbin, Isoastilbin, Isoengeletin, Engeletin cũng như Saponin và Tannin. Đặc biệt hoạt chất Astilbin được xem là thành phần nổi bật và có thể có tác dụng trong điều hòa miễn dịch, kháng viên và hỗ trợ điều trị đái tháo đường. Bên cạnh đó, axit hữu cơ và Phenolic cũng là những thành phần cần lưu tâm khi nhắc đến Thổ Phục Linh vì nó có khả năng hỗ trợ chống oxy hóa, chống xơ gan khá tốt. Cụ thể hơn sẽ được đề cập trong phần công dụng dược lý bên dưới.
Công dụng dược lý của Thổ Phục Linh Rừng
Thổ Phục Linh Rừng sở hữu vị ngọt, tính bình và có thể đi vào các kinh Can, Vị. Theo như các nghiên cứu dược lý mới nhất, vị thuộc này có thể có tác dụng trong việc điều trị các vấn đề sau đây:
- Điều trị bệnh gout: thành phần Astilbin chúng tôi đã nhắc đến ở trên được tìm thấy trong dịch chiết thảo dược có thể hỗ trợ ngăn chặn quá tình hoạt động của axit uric – nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh như xơ vữa động mạch, bệnh gout. Ngoài ra, thành phần Catalase có thể làm giảm áp lực oxy hóa do tình trạng tăng acid uric máu nên khi sử dụng đúng liều lượng thì dược liệu này có thể giúp tăng sản hoạt dịch và giảm viêm rất hiệu quả.
- Kháng khuẩn: sản phẩm dược liệu Thổ Phục Linh có thể được sử dụng để điều trị bệnh giang mai – bệnh lây qua đường tình dục với diễn biến lâm sàng phức tạp do sự nhiễm khuẩn của Treponema Chiết xuất Chloroform, n-hexane và Acetonitril có trong cây rừng này có khả năng gây ức chế chống lại vi khuẩn gram dương, cụ là S. aureus và Bacillus subtilis; còn chiết xuất ethyl acetate và phân số n-butanol thì lại có thể chống lại Staphylococcus aureus.
- Kháng viêm: Polysacarit là chất chống viêm được tìm thấy trong dịch chiết dược liệu có khả năng cao chống lại được tác nhân gây viêm thông qua quá trình gây ức chế có chọn lọc đáp ứng miễn dịch tế bào liên quan đến vấn đề sưng viêm.
- Hỗ trợ bảo vệ tim mạch: chiết xuất từ Thổ Phục Linh Rừng có thể cải thiện chứng phì đại cơ tim và hạn chế lượng đường huyết tăng cao trong máu một phần nào đó, đồng nghĩa với việc gián tiếp chống khả năng tăng huyết áp xảy ra. Hơn thế nữa, một số nghiên cứu đã chỉ ra khả năng làm giảm hoạt hóa hệ ROS và kích hoạt NFF-κB vô cùng hiệu quả của thành phần dược tính trong thảo dược này.
Sử dụng dược liệu Thổ Phục Linh hiệu quả
Ở người già thường bị các vấn đề đau nhức xương, phong thấp khớp lâu ngày có thể dùng 20-40g Thổ Phục Linh hầm chung với 100g thịt lợn, dùng cả nước lẫn cái. Có thể dùng cách ngày hoặc mỗi tuần 2-3 lần sẽ thấy cơn đau nhức có xu hướng giảm đi dần dần.
Còn với những trường hợp bị ngứa, vẩy nến thì dùng 40g Thổ Phục Linh và 80g cải trời sắc thành 3 chén thuốc, dùng mỗi ngày 4 lần vào thời điểm sáng – trưa – chiều – tối liên tục trong 2 tháng để cảm nhận kết quả. Người ta cũng có thể sắc riêng mỗi vị Thổ Phục Linh Rừng 15-30g mỗi ngày hoặc ngâm rượu uống thường xuyên để cải thiện vấn đề viêm, dị ứng trên da khá ổn định không bị tái lại.
Tuy có rất nhiều bài thuốc sử dụng Thổ Phục Linh Rừng nhưng những bệnh nhân dị ứng với thành phần dược tính; có thể trạng âm hư, tỳ vị hư hàn; phụ nữ đang cho con bú; người bệnh đang điều trị bằng tân dược;…. thì nên cân nhắc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Đặc biệt hạn chế dùng loại thảo dược này cùng lúc với trà vì có thể dẫn đến rụng tóc.
Hy vọng bài viết liên quan đến dược liệu Thổ Phục Linh Rừng này có thể giúp mọi người có thêm được những thông tin hữu dụng và biết được đâu là cách dùng hiệu quả của nó. Nếu cần tư vấn thêm về các loại dược liệu rừng nói chung, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến số Hotline: 0903 753 645 để được Dược Liệu Rừng PyLoHerb hỗ trợ nhanh chóng.
Thông tin liên hệ Dược Liệu Rừng PyLoHerb
- Hotline: 0903 753 645
- Showroom: 22 Đường 34, An Phú, Quận 2, TP. Thủ Đức, TP.HCM
- Website: www.PyLoHerb.com
Nguồn: PyLoHerb.com
=> XEM THÊM: Amakong 12 Vị Dược Liệu Rừng
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.