Là một thảo dược họ dương xỉ, cẩu tích rừng còn được gọi với nhiều cái tên đặc trưng như cây lông khỉ, lông cu li hay kim mao cẩu tích. Nguyên nhân vì phần rễ có rất nhiều lông tơ nhỏ. Theo đông y, cẩu tích có vị đắng ngọt, tính âm, vì vậy được sử dụng để bổ thận, điều trị phong thấp, mạnh gân cốt và là thảo dược hữu ích cho người lớn tuổi.
Thành phần dược tính của cẩu tích rừng
Cẩu tích rừng mọc nhiều ở các vùng rừng núi phía Bắc, là thân cây mọc thấp ở những nơi ẩm ướt. Bộ phận được sử dụng ở cẩu tích rừng là thân và rễ. Khi khô, chúng rất khó bẻ gãy.
Về thành phần hóa học, trong cẩu tích có chứa 30% tinh bột. Phần lông cu li là một trong những thành phần quan trọng của dược liệu. Phần lông này chứa tamin và các sắc tố khác. Tanin rất quan trọng với cơ thể trong việc khử các gốc sinh học tự do, làm chậm quá trình lão hóa. Nó cũng có công dụng ngừa ung thư, ngừa bệnh tim mạch và ổn định huyết áp.
Trong khi đó, rễ cẩu tích rừng lại được các nhà khoa học phân tích và cho thấy có chứa rất nhiều hoạt chất như β-sitosterol, axit cafeic, daucosterol, axit stearic, axit protocatechuic… Đây đều là những hoạt chất có công dụng bổ thận, điều trị, tráng dương.
Công dụng cẩu tích rừng
Trong y học cổ truyền, cẩu tích rừng là một thảo dược quan trọng có tính năng bổ can thận, mạnh gân xương và trừ phong thấp.
Nó được sử dụng trong các bài thuốc trị thấp khớp, tay chân nhức mỏi, các triệu chứng đau khớp, thoái hóa khớp và đi tiểu nhiều lần ở người lớn tuổi. Phụ nữ khí hư cũng sử dụng cẩu tích để cải thiện các triệu chứng.
Ngoài ra đông y còn sử dụng cẩu tích rừng trong các bài thuốc chữa đau dây thần kinh, tiểu gắt, tiểu buốt, tiểu són không cầm được. Nó cũng được dùng như thuốc bổ sinh lực cho phụ nữ có thai, bị đau nhức khắp người.
Phần lông vàng xung quanh cẩu tích được sử dụng để đắp vết thương. Có thể sử dụng để cầm máu. Đông y cho rằng các lông tơ này có thể hút được phần huyết thanh trong máu. Từ đó có thể hỗ trợ giúp máu đông nhanh hơn, có tác dụng cầm máu tích cực.
Ngoài ra cẩu tích có thể được sử dụng để làm thuốc bổ uống hàng ngày, giúp cơ thể khỏe mạnh dẻo dai.
Những công trình nghiên cứu của y học hiện đại cho các kết quả không có nhiều khác biệt so với y học cổ truyền. Ngoài những thành tựu đông y, y học hiện đại còn phát hiện cẩu tích rừng có nhiều công dụng khác.
Những người bị thoát vị đĩa đệm, viêm khớp hoặc thoái hóa khớp có thể sử dụng cẩu tích rừng đẻ điều trị. Các triệu chứng bệnh sẽ giảm dần theo thời gian.
Có thể tóm tắt các công dụng của cẩu tích rừng như sau:
- Chữa bệnh phong thấp
- Chữa các chứng đau nhức xương
- Chữa thoát vị đĩa đệm
- Chữa viêm khớp, đau khớp
- Hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị thoái hóa khớp
- Chữa bệnh thận
- Bổ thận, tráng chưax
- Chữa di tinh
- Chống viêm và giảm đau
- Cầm máu
Nam giới vị thận thường dẫn đến yếu sinh lý. Nữ giới bị thận thì rối loạn kinh nguyệt và lãnh cảm. Dùng cẩu tích bổ thận không chỉ tăng cường chức năng thận mà còn có thể khắc phục nhiều chứng bệnh liên quan. Đặc biệt, khi thận khỏe mạnh, đảm bảo chức năng lọc, nguy cơ sỏi thận, suy thận hay viêm thận sẽ không còn.
Cách sử dụng cẩu tích rừng
Với tác dụng dược liệu cao, cẩu tích ngày nay đã được các nhà thuốc đông y tiến hành nhân giống, cấy trồng. Tuy nhiên, cẩu tích trồng được không có được dược tính mạnh như cẩu tích tự nhiên trong rừng. Chính vì vậy, người dùng nên ưu tiên sử dụng cẩu tích rừng, dược liệu này có thể cho hiệu quả điều trị bệnh nhanh hơn, an toàn hơn so với cẩu tích trồng có thể được bón nhiều chất hóa học.
Thông thường, người ta sẽ dùng cẩu tích để sắc thuốc uống. Liều dùng cố định mỗi ngày chỉ nên từ 10 – 12g. Không nên dùng cẩu tích quá nhiều vì dược thảo này lợi tiểu, có thể khiến đi tiểu đêm nhiều gây chứng mất ngủ. Cũng không nên dùng cẩu tích ban đêm không có lợi cho hệ tiêu hóa.
Tùy vào tình trạng bệnh. Nếu những ai đang chữa thận hư, thận yếu hoặc đau nhức xương khớp thì có thể tăng lượng cẩu tích lên nhưng không quá 20g/ ngày.
Bên cạnh sử dụng cẩu tích rừng sắc nước, những người trung niên và cao tuổi có thể dùng loại thảo dược này để pha trà uống mỗi ngày để bồi bổ sinh lực và tăng cường sức khỏe. Vị trà cẩu tích ngọt nhẹ, hương thơm dịu rất dễ uống.
Cẩu tích rừng là một dược liệu quý của người Việt. Từ hàng ngàn năm nay, nó đã được sử dụng để mang lại sức khỏe cho người Việt. Hãy liên hệ đến PYLOHERB để được tư vấn về cẩu tích rừng – loài thảo dược bổ thận tráng dương tốt nhất hiện nay. Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ để mang sức khỏe đến cho bạn.
Thông tin liên hệ Dược Liệu Rừng PyLoHerb
- Hotline: 0903 753 645
- Showroom: 22 Đường 34, An Phú, Quận 2, TP. Thủ Đức, TP.HCM
- Website: www.PyLoHerb.com
Nguồn: PyLoHerb.com
=> XEM THÊM: Cẩu Tích Rừng Bổ Can Thận, Bài Trừ Phong Thấp
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.