Dược thảo Cốt Toái Bổ Rừng PyLo còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như Bổ Cốt Toái, Cây tổ phượng hay Tắc kè đá,… và thường phân bố rộng rãi ở các vùng miền núi có đường biên giới giáp Trung Quốc. Theo dân gian, bắt nguồn tên gọi bổ cốt toái của nó là vì người ta cho rằng cây này có thể giúp làm lành những chỗ xương gãy. Bài viết dưới đây của PYLOHERB sẽ cung cấp một số thông tin đến loại dược thảo này để mọi người cùng tham khảo.
Thông tin chung về dược thảo Cốt Toái Bổ Rừng
Dược thảo Cốt Toái Bổ Rừng có tên khoa học là Drynaria fortunei (Kze) J.Sm. và tên dược là: Rhizoma Gusuibu; thuộc họ Ráng – Dương xỉ (danh pháp khoa học: Polypodiaceae).
Đặc điểm
Cốt Toái Bổ thường có chiều cao khoảng từ 20 – 40 cm, được tìm thấy ở các phiến đá rong rêu ẩm ướt hoặc sống phụ sinh trên những loài cây thân lớn như cây đa, cây si,… Cây có thân rễ mọc bò, dày dẹt phủ lớp lông dạng vảy màu nâu sét hoặc vàng bóng. Lá thường có 2 dạng là:
- Lá không sinh sản: hình tim khum, viền mép có răng cưa nhọn, không cuốn, phiến lá xoăn dài tầm 3-7 cm, che kín cả thân và rễ và có tác dụng hứng mùn.
- Lá sinh sản: có độ dài khoảng 10-30cm (cuống chiếm 4-7cm), thường xẻ thùy sâu hình lá kép lông chim, mỗi lá có khoảng 7 – 12 cặp lông chim tùy độ lớn.
Gân ở mặt dưới lá có các túi bào tử hình trái xoan xếp thành hai hàng màu vàng nhạt, không có áo túi. Cây sinh trưởng và phát tán giống bằng hình thức bào tử, mùa sinh sản rơi vào tháng 5 – 8 hàng năm.
Bộ phận dùng
Người ta thường sử dụng phần thân rễ hay còn gọi là củ của Cốt Toái Bổ Rừng sấy/phơi khô để làm thuốc. Khi thu hái sẽ chọn phần thân rễ già, cắt bỏ đi phần rễ con còn thừa lại rồi rửa sạch đất cát bám trên thân cây. Ngoài ra, nếu muốn bỏ hết phần lông bao quanh rễ thì người ta có thể đốt bằng diêm cho phần lông cháy hết. Tiếp đến là cắt thành từng đoạn nhỏ, đồ cho chín rồi mới đem sấy khô cho dễ bảo quản.
Thành phần dược tính
Phần thân rễ của Cốt Toái Bổ Rừng có chứa các thành phần hóa học như sau: Tinh bột (25–34,98%), Hesperidin, Glucose. Ngoài ra, còn có tế bào Flavonoid toàn phần (khoảng 1,42%) và Naringin (1%).
Tác dụng dược lý của Cốt Toái Bổ Rừng
Cốt Toái Bổ Rừng có vị đắng, tính ấm và được qui vào kinh Can – Thận.
Theo y học cổ truyền, Cốt Toái Bổ có tác dụng bổ cho can thận, cầm máu, giảm đau trừ thấp, mạnh gân cốt. Có thể sử dụng loại dược liệu này trong các bài thuốc trừ đau lưng nhức mỏi hay chảy máu chân răng, tiêu chảy kéo dài.
Trong khi đó, dược lý hiện đại nghiên cứu ra các tác dụng sau đây của Cốt Toái Bổ Rừng:
- Có thể hỗ trợ làm giảm lượng lipid trong máu và phòng ngừa nguy cơ mắc chứng xơ vữa động mạch;
- Có tác dụng hỗ trợ giảm đau và an thần;
- Có thể giúp cải thiện nồng độ canxi trong xương và máu, đồng thời hỗ trợ tăng lượng phosphate trong cơ thể với mục đích phục hồi các tế bào xương bị tổn thương;
- Có tác dụng giảm độc tính của Kanamycin đối với tai trong, hạn chế khả năng tai điếc;
- Tăng cường chức năng nội tiết tố sinh dục;
- Kháng viêm, giảm đau nên có tác dụng trong điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp.
Một số bài thuốc sử dụng Cốt Toái Bổ Rừng
Dưới đây là một số bài thuốc dân gian có sử dụng vị thuốc Cốt Toái Bổ Rừng mà mọi người có thể tham khảo.
- Chữa đau lưng, đau răng, ù tai: tán nhỏ khoảng 4-6g Cốt Toái Bổ cho vào cật heo, nướng chín và ăn.
- Chữa thấp khớp: chuẩn bị các vị dưới đây, mỗi vị 12g (Cốt Toái Bổ, Rau má, Thạch cao, Uy linh tiên, Kê huyết đằng, Đan sâm, Khương hoạt, Sinh địa, Hy thiêm, Độc hoạt, Thổ phục linh, Thiên hoa phấn) cùng 4g Cam thảo và 12g Bạch chỉ. Sắc lấy nước uống.
- Chữa thận khí suy kém, nặng đầu, toàn thân mỏi mệt: chuẩn bị 6g Cốt Toái Bổ, 12g Hà Thủ Ô đỏ; 6g mỗi vị Củ mài, Gạc nai nướng, Tang ký sinh, Bó chính sâm; 4g Mẫu đơn; 4g Nhụy sen. Sắc tất cả lấy nước uống.
- Thuốc đắp chữa tụ máu, bong gân: lấy Cốt Toái Bổ tươi và bóc vỏ, chú ý loại bỏ hết phần lông tơ và lá khô rồi rửa sạch và giã nhỏ. Dùng lá chuối nướng cho mềm, rồi đắp lên chỗ bị đau, thay đổi thuốc bó trong nhiều ngày, kiên trì liên tục trong 3-7 ngày sẽ khỏi.
Ngoài ra còn có một số bài thuốc khác có thể giúp cải thiện sức khỏe, thông kinh hoạt lạc. Tuy nhiên, lưu ý đối với những bệnh nhân âm hư, huyết hư thì không nên dùng loại dược liệu này để hỗ trợ trị bệnh. Đặc biệt với phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú hoặc bệnh nhân đang dùng các loại dược liệu hoặc thực phẩm chức năng khác, tốt nhất nên tham khảo thầy thuốc hoặc bác sĩ để tránh các vấn đề tương khắc dược liệu.
Trên đây là những thông tin liên quan đến Cốt Toái Bổ Rừng mà chúng tôi đã chia sẻ với bạn. Hy vọng mọi người sẽ có được những thông tin bổ ích để ứng dụng vào cuộc sống nếu cần. Nếu có nhu cầu sử dụng dược thảo này, vui lòng liên hệ với Dược Liệu Rừng PyLoHerb qua Hotline 0903 753 645 để được tư vấn chi tiết.
Thông tin liên hệ Dược Liệu Rừng PyLoHerb
- Hotline: 0903 753 645
- Showroom: 22 Đường 34, An Phú, Quận 2, TP. Thủ Đức, TP.HCM
- Website: www.PyLoHerb.com
Nguồn: PyLoHerb.com
=> XEM THÊM: Cốt Toái Bổ Rừng Đã Thay Đổi Cuộc Đời Tôi
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.