Cây lá gai còn gọi là trữ ma, gai tuyết, tầm ma, chiều đủ (Dao), bâu pán (Tày), hạc co pán (Thái)… thường có vị ngọt, tính hàn, không độc. Lá và rễ của cây không chỉ được sử dụng để làm bánh mà còn thường được dùng để trị bệnh tiểu tiện đỏ, động thai, đau mỏi xương khớp và đại tiểu tiện ra máu… Sau đây là một vài bài thuốc chữa bệnh từ cây lá gai cho bà con tham khảo.
Công dụng tuyệt vời của cây lá gai đối với sức khỏe
Bổ an thai: Rễ cây mới hái hoặc phơi khô 30g sắc với 600ml nước cô còn 200ml chia làm 3 lần uống trong ngày, chỉ 1-2 ngày là có kết quả.
Lợi tiểu: Sử dụng 30g rễ cây gai sắc lấy nước uống ngày 1 lần, uống trong khoảng 3 đến 5 ngày có công dụng lợi tiểu. Cải thiện tình trạng tiểu nhắt.
Dưỡng huyết an thai: Cây gai tươi 50g, hồng táo 10 quả, gạo nếp 100g; sắc trữ ma căn lấy nước nấu với gạo và hồng táo thành cháo, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.
Điều trị sa tử cung: Rễ gai khô 30g sắc với 600ml nước, uống nhiều lần trong ngày. Uống liền 3 – 4 ngày.
Điều trị tiểu nước trắng đục như nước vo gạo: Rễ gai 30g, rau dừa nước và thổ phục linh (mỗi thứ 20g), đinh lăng, trinh nữ và thương nhĩ tử (mỗi thứ 16g). Nấu với 1.000ml nước, cô lại còn 1/4 (250ml), chia 2 lần uống trong ngày.
Điều trị phong thấp đau nhức các khớp: Rễ cây tầm gai (trữ ma căn), 50g, ngâm với 1 lít rượu 1 tuần. Sau đó, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10ml.
Điều trị tay chân tê mỏi: Rễ cây gai 15 – 20g, sắc uống. Làm mụn nhọt bớt mưng mủ, giảm sưng đau: rễ gai và rễ vông vang (2 thứ bằng nhau) giã nát đắp lên mụn nhọt. Đắp 1 – 2 ngày.
Điều trị chứng đại tiểu tiện ra máu: Lá gai 15 – 20g. Sắc lấy nước và dùng uống nhiều lần trong ngày.
Điều trị đái dắt do nhiệt: Mã đề và rễ gai mỗi vị 30g, hành tươi 3 nhánh. Đem nguyên liệu rửa sạch rồi cho vào nồi sắc, dùng uống hết 1 lần/ ngày. Áp dụng bài thuốc từ 3 – 5 ngày sẽ thấy bệnh thuyên giảm hoàn toàn.
Cầm máu vết thương: Lá gai tươi rửa sạch, giã nát đắp vào vết thương, băng lại.
Ngăn ngừa rụng tóc: Chiết xuất từ rễ có nhiều chất sắt, thường được dùng để ngăn ngừa rụng tóc.
Lưu ý:
-Không phải bệnh do thực nhiệt không nên sử dụng cây gai.
-Cây gai có thể gây ngứa khi dùng tươi nhưng khi luộc chín hoặc nấu canh, thảo dược không còn ngứa và có thể dùng ăn như một loại rau.
-Cây gai không có độc nhưng có tính hàn. Vì vậy tránh sử dụng bài thuốc này cho người có thể trạng hư hàn hoặc sử dụng trong thời gian dài./.
Dược Liệu Rừng PyLoHerb
- Hotline: 0903 753 645
- Showroom: 22 Đường 34, An Phú, Quận 2, TP. Thủ Đức, TP.HCM
- Website: www.PyLoHerb.com
Nguồn: PyLoHerb.com
=> XEM THÊM: Những Bài Thuốc Chữa Bệnh Hiệu Quả Từ Gừng